tháng 7 2021

Trước khi xây nhà bạn cần phải làm thủ tục xin cấp phép xây dựng. Một trong những vấn đề phải thể hiện rõ ràng đó chính là mật độ xây dựng. Vậy mật độ xây dựng là gì? Mật độ xây dựng hiện nay được tính như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ trong chuyên mục tư vấn xây dựng chuyên sâu này nhé.

Mật độ xây dựng là gì?

Bất kỳ một công trình nào muốn xây đựng đều phải dựa trên Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành. Mật độ xây dựng được chúng tôi giới thiệu dưới đây là Quy định mới nhất được ban hành trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng hướng dẫn áp dụng từ ngày 05 tháng 07 năm 2021. 

Theo Quy định, mật độ xây dựng được chia làm hai loại là : mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp.

Mật độ xây dựng thuần (net – tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình ngoài trời như tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bãi (sân) đỗ xe, sân thể thao, công trình hạ tầng kỹ thuật).

Mật độ xây dựng gộp (brut – tô) của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất có thể bao gồm cả: sân, đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình).

Cách tính mật độ xây dựng nhà ở mới nhất

Mật độ xây dựng được tính như thế nào?

Trích lục nội dung QCVN 01:2021/BXD như sau:

Cách tính mật độ xây dựng nhà ở mới nhất

Cách tính mật độ xây dựng nhà ở mới nhất

Cách tính mật độ xây dựng nhà ở mới nhất

Cách tính mật độ xây dựng nhà ở mới nhất

Dưới đây là trọn bộ “bí kíp” giúp bạn lựa chọn rèm cửa phù hợp cho căn hộ của mình.

Lựa chọn chất liệu may rèm cửa

Trên thị trường hiện nay có đa dạng chất liệu may rèm, từ các loại vải như nhung, gấm, đũi, lụa cho đến nhôm, nhựa tổng hợp, chất dẻo,… Trong đó, rèm vải là loại truyền thống và thông dụng nhất.

Ngoài ra, vải nhung, gấm cũng được ưa chuộng để làm rèm treo trong phòng phong cách cổ điển vì có màu sắc sang trọng, bền chắc, độ rủ cao. Ngoài ra, các loại vải như tuyn, đũi, lụa, sa tanh cũng phù hợp để tôn lên vẻ đẹp quý phái của không gian.

Tuyệt chiêu lựa chọn rèm cửa căn hộ không nên bỏ qua
Hiện nay, chất liệu may rèm cửa căn hộ rất đa dạng. (Đồ họa: Trang Thiều)
Đặc biệt, vải thô, trơn một màu hoặc có hoa văn nhẹ nhàng, đơn giản cũng rất thích hợp làm rèm cửa cho ngôi nhà phong cách hiện đại. Lưu ý, khi chọn vải may rèm, bạn nên sử dụng chức năng đèn pin của điện thoại để soi thử, kiểm tra độ chắn sáng của vải. Ngoài ra, rèm che cửa sổ hướng về nơi quá ồn cũng nên làm bằng vải dày để tăng cường khả năng cách âm.

Lựa chọn màu rèm cửa

Để căn phòng của bạn hài hòa, cân đối về màu sắc, bạn nên chọn màu rèm cửa phù hợp với màu sơn tường và thể hiện sự liên kết với đồ nội thất. Trước hết, hãy chọn màu vải cùng tông với màu sơn tường, không nên “lệch pha” gây mất thẩm mỹ.

Tuyệt chiêu lựa chọn rèm cửa căn hộ không nên bỏ qua
Màu sắc rèm cửa đa dạng mang đến nhiều sự lựa chọn cho gia chủ. (Đồ họa: Trang Thiều)
Gợi ý dành cho bạn là, các rèm màu sáng như màu kem, trắng ngà, vàng nhạt hoặc các tông màu trung tính như xám nhạt dễ phối với nhiều màu. Khi lựa chọn màu hãy lưu ý, rèm cửa là một mảng lớn trong không gian nội thất, nên làm nền để tôn lên vẻ đẹp của đồ đạc, nâng cao giá trị thẩm mỹ của căn nhà.

Lựa chọn kích thước rèm cửa

Trước khi quyết định đặt may rèm cửa, bạn nên trao đổi một số thông số cơ bản mình mong muốn với nhân viên. Dưới đây là một số lưu ý về kích thước rèm cửa:

– Về chiều cao, rèm cửa nên che kín từ trần xuống cách sàn khoảng 5-7 cm. Nếu là rèm cửa sổ, nên thả rèm xuống dưới khung cửa khoảng 20 cm.

– Về chiều rộng, rèm cửa nên bao trùm toàn bộ mảng tường hoặc rộng hơn so với cửa sổ mỗi bên tối thiểu 50 cm.

Tuyệt chiêu lựa chọn rèm cửa căn hộ không nên bỏ qua
Hãy lưu ý về kích thước rèm cửa khi đặt may. (Đồ họa: Trang Thiều)
– Rèm vải có độ rủ đẹp nhất là khi chiều rộng của vải bằng 2,5 lần chiều rộng thực tế của cửa sổ.

– Thanh treo nên dài hơn chiều rộng khung cửa của bạn từ 24-36 cm. Phần dư ra chính là nơi bạn buộc cố định các tấm vải rèm ở hai bên cửa sổ khi không cần chắn sáng, đồng thời giúp khung cửa sổ lớn hơn so với thực tế.

Mối không những xâm nhập vào nhà tranh, vách nứa, mà còn xâm nhập vào những nhà xây dựng kiên cố, bê tông cốt thép; thâm nhập đường hầm cáp, nhà xưởng, nhà kho, thuỷ điện, gây chập mạch điện, ảnh hưởng các công trình kỹ thuật. 

Để khắc phục hậu quả, mỗi công trình phải cần kinh phí hàng chục triệu đồng để sữa chửa. Đặc biệt là các vật tư, nguyên liệu quí hiếm, các lưu trữ, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tồn, bảo tàng, giá trị không thể tính bằng tiền bạc.

Tác hại nguy hiểm khi bị mối xâm nhập và cách phòng ngừa an toàn
Tác hại nguy hiểm khi bị mối xâm nhập và cách phòng ngừa an toàn
1.Tập tính sinh hoạt của mối

Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu,tránh ánh sáng và theo đàn. Trên thế giới có hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen. Vào đầu tháng 3, tháng 4 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở.

Mối cái là mối chúa chuyên đẻ trứng, chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Mối chúa có thể sống 10 năm. Lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000 đến 10.000 trứng.

Mối lính phân hóa từ mối thợ, mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển, là vũ khí lợi hại của chúng.

Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non…. nên đóng vai trò gây hại chính.

2. Tác hại của Mối đối với công trình xây dựng:

Đối với những công trình kiến trúc nói chung, tác hại của mối gây ra cho các công trình là vấn đề rất đáng quan tâm của các nhà đầu tư và xây dựng

Mục tiêu xâm nhập của mối là gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ Cenllulose ( Gỗ, Giấy, Thảm…) những vật liệu này có nhiều ở các công trình xây dựng do đó việc xâm nhập vào công trình là điều tất yếu. 

Khi công trình bị mối xâm nhập thì không chỉ các vật liệu gỗ, giấy tờ tài liệu trong các công trình bị hủy hoại mà ngay cả kiến trúc của công trình cũng bị xuống cấp do việc làm tổ và đi tìm thức ăn của mối.

Theo điều tra cơ bản ở Việt Nam đã phát hiện trên 20 loài mối có mặt trong các công trình, có các mức độ và hình thức gây hại khác nhau. Đặc biệt phải kể đến đối với các công trình xây dựng là sự phá hoại của mối Coptotemes. 

Đây là giống mối phổ biến ở nhiều nước, và gây ra tác hại đáng hại nhất. Ở mối Coptotemes có một tuyến dịch tiết ra từ tuyến hạch trán ( pH ~4,5) có thể làm vủn vữa xây tường vì thế chúng có thể đi xuyên qua tường từ phòng này sang phòng khác, từ tầng dưới lên tầng trên để kiếm thức ăn. 

Tổ mối có thể nằm dưới nền nhà, trong lỗ hổng kiến trúc, trong panen, thậm chí trong tủ, hòm quần áo, trong chậu cảnh…

Như chúng ta đã biết về đặc tính sinh học của mối, sau thời gian bay giao hoán chúng tìm kiếm những khe nhỏ để là tổ. Vì làm tổ trong gỗ lên trong thời gian làm tổ chúng sống ẩn dật và không cần đi ra ngoài nên chúng ta có thể phát hiện được sự xâm nhập của mối, sau khi mối phát triển mạnh với nhiều cá thể thì chúng bắt đầu phá hoại một cách mạnh mẽ.

Xuất phát từ tổ mối chúng bắt đầu tiến hành phá hoại công trình, nội thất trang trí và các sản phẩm gỗ hoặc các vật dụng có nguồn gốc từ Cenllulose. 

Các vật dụng chi tiết khi bị mối xâm nhập nhìn bề ngoài tưởng như nguyên vẹn nhưng bên trong đã bị mối ăn ruỗng không còn giá trị sử dụng bắt buộc phải thay thế gây tổn hại kinh tế cho chủ sở hữu công trình.

Tác hại của mối không chỉ đối với các vật liệu gỗ mà còn ngay cả các máy móc thiết bị cũng không tránh khỏi sự phá hoại của mối. 

Để tìm được thức ăn mối luồn lách qua những khe nhỏ và đắp đường mui đất để đi, do đường đất của mối thường ẩm lúc mới đắp nên những thiết bị điện thường bị chập gây cháy nổ.

Có những loại mối như giống mối đất Odontotermes cũng ăn hại gỗ, chủ yếu là những loại gỗ tiếp giáp đất nhưng khi các cột gỗ đã bị rỗng thì chúng có thể leo lên đến tận trên cùng. Loài mối này làm tổ ở dưới nền đất, tổ của chúng thường là các ụ lớn và có rất nhiều khoang nằm sát mặt đất. 

Chúng sẽ đùn đất qua các khe đất ở nền nhà, đùn đất nên càng nhiều thì nền nhà càng rỗng, gây ra sụt lún nền nhà. Nếu tổ Mối to có thể gây ra sụt lún nền móng công trình.

3. Các phương pháp xâm nhập và phá hoại của Mối:

+ Tổ mối có sẵn ở nền công trình.

+ Tổ mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình.

+Vào mùa mưa, ẩm từng đàn cánh đông đến hàng vạn con bay giao hoan phân đàn, nhờ gió đẩy chúng vào các công trình và chú ẩn ở các khe nhỏ, khi có điều kiện thuận lợi một cặp mối cánh sẽ hình thành một tổ mối mới.

+ Do con người đưa mối vào công trình thông qua các đồ Gỗ, hay các hộp Carton có sẵn mối

4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp diệt mối, bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người và tài sản

Không tự xịt thuốc diệt côn trùng vào nơi phát hiện có mối, vì nếu làm như vậy chỉ diệt được một số mối thợ, mối lính mà không diệt hết được cả tổ mối. Tùy theo tính chất, mức độ thực tế công trình và đặc điểm loại mối, có thể diệt mối trực tiếp bằng cách đào tổ, đốt hoặc dùng thuốc diệt mối hoặc theo phương pháp hóa sinh. 

Hiện nay, thường áp dụng phương pháp hóa sinh để diệt mối, có thể diệt được tất cả các tổ mối ở bất cứ vị trí nào trong công trình, chi phí thấp, hiệu quả cao, nhưng phải tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật (nhử mối, phun thuốc; thu dọn và kiểm tra kết quả). 

Đó là nhử và tập trung mối về một vị trí nhất định, sau đó dùng thuốc diệt mối dạng bột phun vào các con mối, làm cho chúng dính thuốc chạy về tổ, con này sẽ lây sang con khác và lây lan ra cả tổ, sau 7-10 ngày toàn bộ tổ mối sẽ bị tiêu diệt.

Để diệt mối theo phương pháp hoá sinh, trước hết phải chuẩn bị mồi nhử (các loại gỗ mềm như trám, trẩu, bồ đề, mỡ…) hoặc mua mồi nhử tại các cơ sở diệt mối trên thị trường. Thanh gỗ làm mồi nhử mối thường rộng từ 3-10 cm, dày 1-1,5 cm, dài tuỳ thuộc vào kích thước hộp nhử, hố nhử (hộp nhử, hố nhử thường có kích thước 30x30x30cm). 

Mỗi cạnh của hộp nhử, hố nhử phải có lỗ tiêu thoát nước hoặc lỗ thông hơi, đường vào cho mối và có nắp để mở khi phun thuốc. Mồi nhử thường tẩm thêm dung dịch nước đường tỷ lệ 20% để mối tập trung nhanh hơn. Khi mồi nhử tẩm dung dịch nước đường đã khô mới xếp vào hộp nhử. 

Đặt hộp nhử mối ở các vị trí yên tĩnh; cứ có đường mối đi ở đâu, thấy mối xuất hiện là đặt hộp ở đó. Nếu thấy mối xuất hiện nhiều nơi thì đặt ở góc nhà, sát mặt đất là tốt nhất để không ảnh hưởng sinh hoạt, tiện phun thuốc.

Mùa đông, tránh đặt hộp nhử ở nơi gió lạnh, vì mối chỉ tập trung ở những nơi ẩm, kín gió. Khi mối đã tập trung nhiều thì phun thuốc tạo thành làn bụi vào hộp nhử. Sau 2-3 ngày thì dọn bỏ hộp nhử. Sau khi diệt mối lần thứ nhất bằng phương pháp hóa sinh, cần phải dọn sạch mồi nhử, hộp nhử đem đốt bỏ để tránh nhiễm độc cho người. 

Cứ 4-6 tháng phải kiểm tra tình hình mối một lần, kiểm tra toàn bộ các vị trí, nhất là những nơi kín đáo, nơi mối dễ xâm nhập, nếu thấy mối hoạt động thì tiếp tục nhử và diệt tiếp.

Phòng, chống mối là một trong nội dung công việc rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ công trình và bảo vệ tài sản. Để phòng, chống mối hiệu quả, trước hết phải được sự quan tâm của người chỉ huy đơn vị và ngành nghiệp vụ cấp trên. Đồng thời, vận dụng các biện pháp phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của đơn vị.

Theo quy định của Luật Xây dựng, trước khi khởi công xây dựng nhà ở tại đô thị phải có giấy phép xây dựng. Vậy, trường hợp người dân xây nhà không phép bị xử lý thế nào?

Khi nào xây nhà phải có giấy phép?

Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014, điều kiện khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần có giấy phép xây dựng đối với nhà ở theo quy định phải có giấy phép.

Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014, nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị và nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn thì phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng.

Lưu ý:

– Khu vực đô thị gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

– Khu vực nông thôn là khu vực còn lại.

Như vậy, trước khi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn và nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn phải có giấy phép xây dựng. Nếu khởi công mà không có giấy phép thì bị xử lý.

Năm 2021, xây nhà không phép bị xử lý thế nào?
Năm 2021, xây nhà không phép bị xử lý thế nào?
Xây nhà không phép có thể bị phá dỡ

* Mức phạt tiền khi không có giấy phép

Theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại nông thôn.

– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

* Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng hoặc tái phạm

Theo khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.

– Phạt tiền từ 35 – 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Căn cứ khoản 9 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.

– Phạt tiền từ 70 – 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

* Biện pháp khắc phục hậu quả

Theo khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, ngoài mức phạt tiền trên thì người có hành vi xây dựng nhà không phép bị áp dụng biện khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm nếu mà hành vi vi phạm đã kết thúc (đã xây xong).

Đối với nhà ở xây dựng không phép mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

– Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

– Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xin được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình.

Lưu ý: Quy định trên đây áp dụng từ ngày 15/01/2018; ngoài ra có những trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị tháo dỡ.

Kết luận: Trên đây là quy định trả lời câu hỏi xây nhà không phép bị xử lý thế nào? Theo đó, đối với người xây nhà không có giấy phép sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 30 triệu đồng (nếu không tái phạm hoặc tiếp tục xây dựng). Trường hợp chưa xây xong thì có quyền đề nghị giấy phép xây dựng để không bị tháo dỡ nếu đủ điều kiện.

Trong số rất nhiều phương tiện di chuyển, thang máy là một trong những loại thiết bị an toàn nhất và hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung thang máy đã trở nên quá phổ biến, nó xuất hiện ở văn phòng nơi ta làm việc, ở chung cư nơi ta sống, ở các siêu thị trung tâm mua sắm và ở cả những ngôi nhà nhỏ với thang máy gia đình.

Mỗi ngày có hàng tỷ lượt người sử dụng thang máy, và đôi khi ở đâu đó cũng xuất hiện những tai nạn đáng tiếc, những tai nạn mà đáng ra có thể tránh nếu người sử dụng thang máy có những kiến thức nhất định về việc sử dụng thang máy, sau đây là một số kinh nghiệm mà có thể giúp ích cho quý vị.

Kinh nghiệm sử dụng thang máy an toàn
Kinh nghiệm sử dụng thang máy an toàn

1. Khi chờ thang máy:

– Bạn cần biết rõ tầng số mà bạn muốn đi đến và chỉ nên bấm nút gọi tầng một lần duy nhất.

– Nhìn vào bảng hiển thị vị trí và chiều chuyển động của thang, nghe chuông báo dừng tầng để chuẩn bị sẳn sàng.

– Khi thang máy dừng, hãy đứng sang một bên để những người trong cabin bước ra ngoài một cách dễ dàng.

– Trong trường hợp cabin thang máy đã quá chật, quá đông người, thì bạn nên chờ lượt khác.

– Khi hỏa hoạn hoặc ở trong điều kiện mà có thể xảy ra mất điện đột ngột, hãy sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy. Đây là lưu ý khá quan trọng mà bạn không nên quên.

2. Khi bước vào cabin thang máy:

– Hãy chú ý, vì có những trường hợp sàn cabin thang máy có thể cao hơn hoặc thấp hơn sàn tầng.

– Đứng yên trong cabin và đảm bảo giữ cho quần áo, những đồ mang theo không vướng vào cửa cầu thang máy.

– Nếu đi cùng trẻ nhỏ hoặc dắt theo thú cưng, hãy để mắt tới chúng.

– Nhấn nút “OPEN DOOR” – elevator open trong trường hợp muốn chờ ai đó, và hãy nhờ người trong cabin giữ nút này nếu bạn đang bước vào thang mà cửa lại đang đóng. Đừng cố dùng tay để kéo cửa, vì đều đó thực sự là không nên.

– Khi đã ở trong thang, nhanh chóng bấm số tầng mà bạn muốn đến vài di chuyển ra phí sau cabin để dành chỗ cho người khác

Kinh nghiệm sử dụng thang máy an toàn
Không dùng thang máy khi hỏa hoạn

3. Khi ở trong cabin thang máy:

– Khi ở trong thang và thang máy đang chạy, nếu có thể hãy nắm lấy tay vịn và đứng sát vách cabin.

– Chú ý bảng hiển thị vị trí cabin.

– Khi thang dừng mà cửa thang không mở, hãy bình tĩnh và nhấn nút “OPEN DOOR” – elevator open.

– Khi thang máy dừng lại, mở cửa, hãy bước ra nếu đã đến tầng bạn muốn đến lưu ý tránh xô đẩy. Một lần nữa, khi bước ra hãy chú ý sàn cabin và sàn tầng.

4. Trong trường hợp khẩn cấp

– Nếu không may bạn bị kẹt trong thang máy thì hãy bình tĩnh, đừng cố thoát ra bằng lỗ thoát hiểm hoặc cậy cửa thang. Trong trường hợp này, bạn hãy cố liên lạc với bên ngoài bằng nút “INTERCOM” – elevator phone và nhấn nút báo động “EMERGENCY” – elevator alram, hai nút này được bố trí trên bảng buttong cabin, ngoài ra bạn có thể dùng điện thoại để “gọi sự trợ giúp của người thân” hoặc dùng phương pháp truyền thống là kêu lên. Khi nhận được thông tin, những người có trách nhiệm sẽ đưa bạn ra ngoài một cách an toàn nhất. Hãy nhớ không nên cạy cửa thang và hãy giữ bình tĩnh, bạn có thể không thoải mái nhưng ở trong cabin bạn hoàn toàn an toàn.

– Nếu mất điện đột ngột thì đã có hệ thống cứu hộ tự động tích hợp của thang máy sẽ giúp đưa bạn về bằng tầng và mở cửa thang để bạn bước ra.

Ngày nay thang máy đã hiện hữu ở mọi nơi, từ gia đình tới công sở, mọi người tiếp xúc thường xuyên với thang máy chính vì thế để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng thang máy, để tránh những tai nạn đáng tiếc trong thời gian vừa qua thì công tác huấn luyện an toàn cần phải được công ty thang máy cũng như ban quản lý các tòa nhà chú trọng.

Đối với các công trình lớn như tòa nhà văn phòng hay chung cư thì ngay từ khi bàn giao thang máy và đưa vào hoạt động đơn vị cung cấp và lắp đặt thang máy phải có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn cứu hộ và các nguyên tác an toàn thang máy cho đội ngũ bảo vệ cũng như ban quản lý. 

Sau đó, việc truyền tải các kiến thức an toàn trên sẽ được ban quản lý công trình dần hướng dẫn lại cho cư dân qua các kỳ huấn luyện an toàn định kỳ, nếu cần thiết BQL có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ nhà cung cấp thang máy.

Sự cần thiết của công tác huấn luyện an toàn thang máy
Sự cần thiết của công tác huấn luyện an toàn thang máy

Đối với các công trình tư nhân như thang máy lắp tại các công trình nhỏ như thang máy dùng cho gia đình với đặc trưng là số đối tượng sử dụng thang ít chủ yếu là các thành viên trong gia đình nên ngay từ khi thang máy được bàn giao, tất cả mọi người trong gia đình cần phải được nhân viên kỹ thuật thang máy huấn luyện thành thục các thao tác sử dụng cũng như các kiến thức an toàn thang máy, bên cạnh đó cần chọn ra 2 hoặc 3 người để huấn luyện công tác cứu hộ khi có tình huống kẹt thang.

Các kiến thức an toàn thang máy rất đơn giản thế nhưng đôi khi vì chủ quan nên người ta ít chú trọng đến việc tìm hiểu cũng như phổ biến kiến thức, chỉ đến khi có tình huống xảy ra thì mới quan tâm tới theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. 

Là một công ty lâu năm trong ngành thang máy chúng tôi vô cùng chú trọng tới vấn đề này, nên tất cả các khách hàng của chúng tôi đảm bảo luôn luôn được chăm sóc tận tình.

Cáp thang máy có vai trò quan trọng trong hệ thống thang máy. Nhiệm vụ của nó là giúp cabin thang máy di chuyển lên và xuống điều hòa. 

Nếu cáp thang máy có vấn đề trục trặc mà không được phát hiện kịp thời thì xảy ra những tai nạn đáng tiếc cho những hành khách bên trong cabin thang máy. Vì vậy, việc kiểm tra và cần thay thế cáp là việc làm bắt buộc cho thang máy.

Vậy cần theo dõi như thế nào để biết thấy cáp thang máy đến lúc cần thay thế.

Trước hết, chủ đầu tư cần chú ý tới thời gian sử dụng cáp bao lâu kể từ lúc lắp đặt cho đến khi có dấu hiệu cần được thay thế cáp. Riêng với chủ nhà, khi lắp đặt thang máy gia đình, ta nên có cuốn sổ theo dõi và ghi lại khoảng thời gian thay thế. 

Đồng thời, ta cũng lưu ý tới tần suất sử dụng thang máy có nhiều không, đừng quá phụ thuộc vào nhân viên thang máy.

Khi nào cần phải thay thế cáp thang máy
Khi nào cần phải thay thế cáp thang máy
Còn đối với các thang máy chở người được lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng, thì thường có đơn vị quản lí những gì xảy ra với thang máy như việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy, hay thay thế các thiết bị thang máy hư hỏng. 

Hầu hết thương hiệu thang máy thầu các công trình lớn, văn phòng cao ốc, chung cư sang trọng đều được biết đến công ty thang máy uy tín trên thị trường như Mitsubishi, Kone, Otis…Nên người cũng hãy yên tâm với trình độ chuyên môn của nhân viên cũng như tinh thần trách nhiệm đối với công việc lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy đúng quy trình.

Và sau khi đã lên một lịch trình theo dõi cáp thang máy vậy độ mòn của thang máy như thế nào, có còn trong giới hạn cho phép hay không

Theo luật định, cụ thể là TCVN, độ mòn của cáp thang máy không được vượt quá 10% đường kính của cáp đó. Nếu vượt quá giới hạn này thì bạn nên tiến hành thay thế cáp thang máy từ những thương hiệu uy tín. Bạn có thể dùng mắt thường nhìn thấy dấu hiệu cáp – bề mặt của cáp bị mòn trắng và các sợi cáp nhỏ bị tưa ra, đây là lúc bạn cần phải thay thế cáp mới cho hệ thống thang máy.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới cáp thang máy có thể kể đến như:

– Xuất xứ khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân gây ra độ hao mòn khác nhau của cáp thang máy.

– Tần suất sử dụng của thang máy, nếu sử dụng thang máy lâu dài thì phải thường xuyên theo dõi thời gian hay thế cáp thang máy.

– Chất lượng cáp ( Khoảng 5 năm có thể thay thế mới )

Thang máy không cần cáp tải

Ngoài ra để giảm tải bớt các nguy hiểm khi có sự cố đứt cáp thang máy, giảm bớt chi phí trong quá trình lắp đặt thì hiện nay tập đoàn ThyssenKrupp đang cho thử nghiệm thử nghiệm thang máy Multi trị giá 43 triệu USD trên tòa tháp cao 246 m ở thị trấn Rottweil, Đức,.

Loại thang không cần cáp tải, với nguyên lý hoạt động như các loại cao tốc, thang máy này hoạt động sử dụng hai loại motor cảm ứng từ. Một motor cho phương di chuyển theo trục thẳng đứng và một motor cho di chuyển ngang.

Khi nào cần phải thay thế cáp thang máy
Khi nào cần phải thay thế cáp thang máy
ThysseKrupp dự kiến sẽ sử dụng loại vật liệu siêu nhẹ để chế tạo loại thang máy này – Multi-Lift, theo tính toán tự trọng của Multi-Lift chỉ nhẹ bằng một nửa so với thang máy truyền thống.

Thang máy này nếu được thử nghiệm thành công sẽ tạo ra một bước đột biến mới trong ngành công nghiệp thang máy. Góp phần thực hiện ý tưởng thành phố đứng trong tương lại.

Tóm lại, qua bài viết, chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố và vấn đề ảnh hưởng đến cáp thang máy. Bất kể khi bạn lắp đặt thang máy gia đình hay thang máy tải khách nào, thì bạn phải kiểm tra thường xuyên cáp, đảm bảo cáp thang máy được thay mới đúng thời điểm.

Để cuộc sống thêm hiện đại, tiện nghi hơn, cùng với đó là công nghệ tiên tiến và phát triển ngày một vượt bậc thì việc lắp đặt những chiếc thang máy đã không còn xa lạ trong mỗi khu chung cư, tại các trung tâm thương mại hay thậm chí trong một hộ gia đình hiện đại nào đó. 

Thang máy làm phương tiện vận chuyển để tiết kiệm thời gian, công sức là điều không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Có một số vấn đề mà trước khi lắp đặt một chiếc thang máy người tiêu dùng cần tìm hiểu rõ ràng. Như vấn đề diện tích đất xây dựng, lắp đặt thang máy hạn hẹp, nhất là tại các thành phố lớn thì vấn đề đó càng trở nên khó khăn hơn, bên cạnh đó những ngôi nhà được cải tạo lại thì vấn đề không gian dành cho thang máy càng hạn chế. 

Vậy nên thay vì sử dụng những chiếc thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc, bạn có thể chọn cho mình những chiếc thang máy liên doanh để phù hợp với không gian, diện tích nhà mình hơn, không những thế khi bạn chọn thang máy gia đình liên doanh thì bạn còn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ. Đặc biệt về chất lượng của chiếc thang máy liên doanh cũng chẳng hề kém hơn một chiếc thang máy nhập khẩu nguyên chiêc.

Những điều cần biết trước khi mua thang máy gia đình
Những điều cần biết trước khi mua thang máy gia đình
Vấn đề an toàn cũng luôn được đặt lên hàng đầu, đó còn là phương châm của những người làm nghề thi công, lắp đặt công trình nói chung và trong ngành thang máy nói riêng. 

Tuy nhiên đã gọi là máy móc thì không phải lúc nào cũng tránh được các rủi ro, hư hỏng gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng. Một trong những sự cố thang máy có nguy cơ tiềm ẩn về tính mạng nhất là thang máy rơi tự do. 

Chính vì thế trước khi lắp đặt cho ngôi nhà của mình một chiếc thang máy, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức để có thể xử lý tốt trong trường hợp sự cố thang máy xảy ra.

Không may có sự cố thang máy rơi tự do xảy ra điều đầu tiên bạn cần làm là hãy thật bình tĩnh và sau đó thực hiện các thao tác sau:

– Bạn hãy nhanh chóng nhấn tất cả các nút trên bảng button cabin vì khi đó bộ phận cung cấp điện khẩn được kích hoạt thì cabin sẽ không rơi nữa.

– Nhanh chóng bám chắc vào tay vịn của thang máy. Việc này sẽ giúp bạn không bị mất thăng bằng để tranh nguy cơ bị ngã.

– Với tư thế đầu và lưng thẳng dựa vào vách thang máy, tư thế này giúp giảm chấn thương cho cột sống của bạn khi tiếp xúc với hố pít.

– Cong đầu gối tối đa để có thể tránh trường hợp bị gãy xương chân nếu gặp chấn động mạnh.

Đây là những biện pháp giúp bạn hạn chế mức tối đa thương tích nếu không may sự cố xảy ra. Bên cạnh đó thang máy cũng như con người vậy, thay vì cung cấp năng lượng thì thang máy cũng cần được chăm sóc, bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên để cho thang máy nhà bạn thật sự là một thiết bị hiện đại.

Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?

Công ty Xây dựng Phú Cường xin kính chào Qúy khách.

Hầu như bạn chuẩn bị xây nhà hay sửa nhà ,có một tâm lý chung đó là sợ nhất là phát sinh vượt quá mức dự trù kinh phí, hay phát sinh không đáng có.

Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Sau đây Công ty Xây dựng Phú Cường xin trình bày những kinh nghiệm có thể giúp ích được cho bạn ít nhiều trước khi xây nhà. Chúng tôi xin liệt kê một số công tác để bạn có cái nhìn tổng thể hơn về ngôi nhà của mình và điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị chi phí, tránh tình trạng phát sinh ngoài dự kiến.

    1. Lên kế hoạch làm nhà
    2. Lên phương án mặt bằng tổng thể của căn nhà.
    3. Lập bản vẽ thiết kế thi công và phối cảnh nội ngoại thất.
    4. Đo bóc khối lượng vật tư theo thiết kế.
    5. Lựa chọn vật tư phần thô, hoàn thiện cho căn nhà
    6. Sản xuất lắp ráp đồ nội thất gia dụng.

Lên kế hoạch tránh phát sinh khi xây dựng nhà.

Trước tiên bạn nên tham khảo những thành viên trong gia đình xen nền cần bao nhiêu phòng ngủ, và xây bao nhiêu tầng. Hiện nay với một căn nhà ở căn bản phải có phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh, còn việc bạn định xây bao nhiêu phòng ngủ phải phụ thuộc vào Gia đình Bạn, phụ thuộc vào diện tích khu đất chuẩn bị xây nhà, hay còn phụ thuộc vào quy định của luật xây dựng nữa. 

Khi các thành viên trong Gia đình đã đồng ý về quy mô xây dựng công trình, lúc bấy giờ bạn có thể tính được bao nhiêu m2 sàn xây dựng, lúc bấy giờ bạn có thể tham khảo các trang web của các công ty xây dựng về việc báo giá xây nhà, cách tính diện tích xây nhà, và đừng quên tìm hiểu xem đối với quy mô công trình nhà mình thì nên dùng móng gì cho tốt mà già hợp lý với gia đình.

Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở dân dụng?

Sau khi có được một mức giá khái toán cho công trình nhà mình rồi, lúc bấy giờ điều đầu tiên là bạn phải chuẩn bị và lên kế hoạch kinh phí xây nhà.

Lên phương án mặt bằng tổng thể của căn nhà để tránh phát sinh khi xây dựng nhà.
Tìm nhà thầu thiết kế thi công xây dựng. Bạn trình bày phương án, nhu cầu quy mô công trình đối với nhà thiết kế kiến trúc sư, nhà thiết kế sẽ tư vấn với bạn sao cho mục đích chính của quy mô công trình vẫn đạt theo yêu cầu của bạn, sau khi có sự vấn của đơn vị thiết kế, lúc bấy giờ bạn có cái nhìn khái quát tổng thể về mặt bằng kiến trúc, quy mô công trình của mình. 

Một điều không thể thiếu trước khi bạn xây nhà bạn nên nghiên cứu kĩ lưỡng căn bản về xây dựng nhà cửa và đặt ra những câu hỏi về công năng sử dụng của căn nhà mình.

Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Phối cảnh mặt tiền nhà
Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Mặt bằng tầng 1
Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Mặt bằng tầng 2
Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Mặt bằng tầng 3
Những gì bạn và thầu trao đổi về quy cách vật tư, chủng loại vật tư… Bạn nên ghi chép lại cẩn thận, đó cũng là tài liệu mà bạn yêu cầu nhà thầu đưa vào phụ lục hợp đồng.

Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Bạn nên cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng về diện tích cũng như quy mô công trình nhà mình sau khi đã được các kiến trúc sư tham gia tư vấn, về điều này bạn phải tự chiệu trách nhiệm nếu như sau này bắt đầu vào thi công phần xây dựng cơ bản mà bạn muốn thay đổi công năng sử dụng… Lúc bấy giờ bạn có một lập trường quyết định về mặt bằng kiến trúc, quy mô công trình và có trong tay phương án gần như chính xác với công trình nhà mình và là lúc bạn yêu cầu nhà thầu báo giá xây cơ bản và trọn gói. 

Về xây dựng cơ bản ( phần thô) bạn nên chọn vật liệu tốt nhất nếu có thể, nếu như bạn biết về quy chuẩn chịu lực hay một chút kinh nghiệm về phần kết cấu, bạn có thể đề nghị với nhà thầu về quy cách kích thước sắt thép.

Chọn vật tư hoàn thiện dùng cho công trình để tránh phát sinh khi xây dựng nhà.

Trước tiên vẫn phải nói đến kinh phí dự trù của gia đình bạn với công trình nhà mình, nếu kinh phí nhà mình hơi hạn hẹp, hay còn phải làm nhiều việc khác thì bạn nên chọn vật liệu hoàn thiện loại trung bình khá thôi, đối với thiết bị điện nước bạn nên chọn những mặt hàng có tên tuổi như Panasonic, Sino, Bình Minh, Cadivi… 

Bạn nên đưa ra yêu cầu chủng loại vật tư chính xác nhất có thể đối với nhà thầu xậy dựng và đừng quên tính phần dây của máy lạnh và máy nước nóng nếu bạn muốn dùng và tất nhiên yêu cầu đó phải là một phần không thể tách rời trong hợp đồng kinh tế mà bạn ký hợp đồng với nhà thầu. Lúc bấy giờ bạn gần như biết chính xác kinh phí đối với những gì bạn yêu cầu. Việc tiếp theo là bạn chuẩn bị xem ngày tháng động thổ cho công trình xây dựng.

Sản xuất lắp ráp đồ nội thất gia dụng tránh phát sinh khi xây dựng nhà.

Công đoạn này là công đoạn gần như sau cùng của một căn nhà, lúc bấy giờ nhà thầu xây dựng gần như đã hoàn tất về xây dựng nhà, chỉ còn công việc của bạn là sản xuất lắp sáp đồ nội thất gia dụng. Trước khi bạn chuẩn bị chi chi xây nhà bạn nên tính cả phần này nếu như đồ nội thất gia dụng nhà bạn hiện đang dùng quá cũ và hư hại nhiều. 

Đồ nội thất gia dụng như, giường , tủ, bàn ghế, rèm cửa, máy lạnh, máy móc…… Những vật dụng này gần như không thể thiếu đối với một ngôi nhà hoàn chỉnh, bạn nên dự trù kinh phí cho những phần này luôn nếu có thể, vì có rất nhiều khách hàng khi dọn về nhà mới thấy đồ gia dụng nhà mình cái gì cũng cũ và không hoàn hảo về mặt thẩm mỹ đối với căn nhà mới của mình, và lúc bấy giờ bạn mới lên phương án chi phí thay đổi thì sẽ bị hụt hẫng một số chi phí, và bạn sẽ cạn chi phí nếu không chuẩn bị trước.

Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở gia đình?
Làm thế nào để tránh phát sinh khi xây dựng nhà ở dân dụng?

Công ty Xây dựng Phú Cường chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng công trình dân dụng, bạn hãy gọi cho chúng tôi nếu như bạn đang chuẩn bị cho dự định xây nhà mình.

Chúng tôi xin cam kết với Qúy khách.

 - Giá cả xây dựng phù hợp chất lượng, tiền nào của nấy.
 - Vật tư xây dựng đạt tiêu chuẩn, tốt nhất về xây dựng cơ bản.
 - Hoàn thiện công trình đẹp, chính xác, nhanh nhất có thể.
 - Không có phát sinh khi xây nhà mới nếu như chúng tôi đã tham gia tư vấn kĩ lưỡng.
 - Bảo đảm an toàn cho nguời và tài sản của công trình.
 - Đảm bảo an toàn cho người và tài sản cho những người xung quanh.

Cảm ơn quý vị đã tham khảo trang web của Công ty Xây dựng Phú Cường. Chúc quý vị luôn thành công và vui vẻ!

Bộ Xây Dựng

TÊN TỔ CHỨC: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG PHÚ CƯỜNG
Mã chứng chỉ năng lực HĐXD: 00036405
Địa chỉ trụ sở chính: 181 Đặng Văn Lãnh, thôn Xuân Phú, Xã Phong Nẫm, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Người đại diện theo pháp luật: Phạm Trí Dũng  |  Chức vụ: Giám đốc

Mã số thuế/ Quyết định thành lập: 3401200202
Ngày cấp: 09/01/2020 | Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG:


  STT  Số chứng chỉ Lĩnh vực Lĩnh vực mở rộng   Hạng   Ngày hết hạn
1 HAN-00036405 Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình Dân dụng III 06/02/2030
2 HAN-00036405 Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình Công nghiệp nhẹ III 06/02/2030
3 HAN-00036405 Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật III 06/02/2030
4 HAN-00036405 Lập quy hoạch xây dựng Lập quy hoạch xây dựng III 06/02/2030
5 HAN-00036405 Khảo sát xây dựng Địa chất, địa hình III 06/02/2030
6 HAN-00036405 Giám sát thi công xây dựng công trình Dân dụng III 06/02/2030
7 HAN-00036405 Thi công xây dựng công trình Dân dụng III 06/02/2030
8 HCM-00036405 Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình Thiết kế; thẩm tra thiết kế xây dựng
(kiến trúc; kết cấu; điện;
cấp - thoát nước) công trình Công nghiệp
III 25/05/2030
9 HCM-00036405 Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình Thiết kế; thẩm tra thiết kế xây dựng
công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (thuỷ lợi)
III 25/05/2030
10 HCM-00036405 Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình Thiết kế; thẩm tra thiết kế xây dựng
công trình giao thông (đường bộ)
III 25/05/2030
11 HCM-00036405 Quản lý dự án đầu tư xây dựng Dân dụng II 25/05/2030
12 HCM-00036405 Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công nghiệp II 25/05/2030
13 HCM-00036405 Giám sát thi công xây dựng công trình Công nghiệp III 25/05/2030
14 HCM-00036405 Giám sát thi công xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật III 25/05/2030
15 HCM-00036405 Giám sát thi công xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn (thuỷ lợi) III 25/05/2030

Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Quy hoạch Xây dựng Phú Cường

HỒ SƠ NĂNG LỰC KINH NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

TÊN NHÀ THẦU: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG PHÚ CƯỜNG

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ: Số 04 Trần Nguyên Hãn - Khu phố 6 - Phường Phú Tài - Tp. Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận

ĐIỆN THOẠI: 0252.350.3737

ĐỊA CHỈ E- MAIL: congtyphucuong2020@gmail.com

WEBSITE: xaydungphucuong.com

-------------------------------------------

I. Thông tin chung:

    - Tên công ty: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ & QUY HOẠCH XÂY DỰNG PHÚ CƯỜNG
    - Địa chỉ VPĐD: Số 04 Trần Nguyên Hãn - KP6 - Phường Phú Tài - Tp. Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận.
    - Địa chỉ trụ sở chính: 181 Đặng Văn Lãnh, thôn Xuân Phú, xã Phong Nẫm, Tp. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
    - Điện thoại: 0252.350.3737 
    - Email: congtyphucuong2020@gmail.com 
    - Mã số thuế: 3401200202

II. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển :

Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Quy hoạch Xây dựng Phú Cường được thành lập vào ngày 09 tháng 01 năm 2020 với tên gọi là Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Quy hoạch Xây dựng Phú Cường

Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến năm 2021 công ty đã không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế xây dựng, tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng. 

III. Ngành nghề kinh doanh:

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3401200202 cấp lần đầu ngày 09/01/2020 và cấp thay đổi lần thứ 1 ngày 24/8/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Thuận cấp, Công ty TNHH Tư vấn- Thiết kế & Quy hoạch Xây dựng Phú Cường được phép hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

  STT   Tên Ngành Nghề Kinh Doanh Mã Ngành Nghề
1 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Chi tiết:
- Khảo sát địa hình; Khảo sát địa chất công trình.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Kiểm định xây dựng Giám sát thi công xây dựng công trình
Lập quy hoạch xây dựng
Thiết kế kiến trúc công trình;
Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp;
Thiết kế cơ - điện công trình;
Thiết kế cấp - thoát nước công trình;
Thiết kế xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp;
Thiết kế xây dựng công trình giao thông;
Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật;
Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông;
Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình.
Xác định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án;
Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng,
giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;
Đo bóc khối lượng; Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng;
Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;
Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng..
Tư vấn giám sát Tư vấn đấu thầu
7110
2 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Chi tiết:
- Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến
- Bán buôn xi măng
- Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi
- Bán buôn kính xây dựng Bán buôn sơn, vécni
- Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh
- Bán buôn đồ ngũ kim Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Bán buôn gỗ cây, tre, nứa;
- Bán buôn sản phẩm gỗ sơ chế;
- Bán buôn sơn và véc ni;
- Bán buôn vật liệu xây dựng như: cát, sỏi;
- Bán buôn giấy dán tường và phủ sàn;
- Bán buôn kính phẳng;
- Bán buôn đồ ngũ kim và khoá;
- Bán buôn ống nối, khớp nối và chi tiết lắp ghép khác;
- Bán buôn bình đun nước nóng;
- Bán buôn thiết bị vệ sinh như: Bồn tắm, chậu rửa, bệ xí, đồ sứ vệ sinh khác;
- Bán buôn thiết bị lắp đặt vệ sinh như: Ống, ống dẫn, khớp nối, vòi, cút chữ T, ống cao su,...;
- Bán buôn dụng cụ cầm tay: Búa, cưa, tua vít, dụng cụ cầm tay khác.
4663
3 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Chi tiết:
- Lắp dựng các kết cấu thép không thể sản xuất nguyên khối;
- Các công việc đòi hỏi chuyên môn cần thiết như kỹ năng trèo và sử dụng các thiết bị liên quan;
- Rửa bằng hơi nước, phun cát và các hoạt động tương tự cho mặt ngoài công trình nhà;
- Thuê cần trục có người điều khiển.
4390
4 Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
5 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí 4322
6 Lắp đặt hệ thống điện
Chi tiết:
+ Dây dẫn và thiết bị điện
+ Đường dây thông tin liên lạc
+ Mạng máy tính và dây cáp truyền hình, bao gồm cả cáp quang học
+ Đĩa vệ tinh
+ Hệ thống chiếu sáng
+ Chuông báo cháy
+ Hệ
4321
7 Chuẩn bị mặt bằng (trừ hoạt động nổ mìn) 4312
8 Phá dỡ 4311
9 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Chi tiết:
- Xây dựng công trình khác không phải nhà như: công trình thể thao ngoài trời.
- Chia tách đất với cải tạo đất (ví dụ: đắp, mở rộng đường, cơ sở hạ tầng công...).
4299
10 Xây dựng công trình thủy 4291
11 Xây dựng công trình công ích khác
Chi tiết:
- Xây dựng công trình xử lý bùn.
- Xây dựng các công trình công ích khác chưa được phân vào đâu.
4229
12 Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc 4223
13 Xây dựng công trình cấp, thoát nước 4222
14 Xây dựng công trình điện 4221
15 Xây dựng công trình đường bộ 4212
16 Xây dựng công trình đường sắt 4211
17 Xây dựng nhà không để ở 4102
18 Xây dựng nhà để ở 4101

Hồ sơ năng lực kinh nghiệm hoạt động xây dựng đăng tải website Bộ Xây dựng:

+ Thiết kế, thẩm tra TK/Dân dụng/Hạng III

+ Thiết kế, thẩm tra TK/Công nghiệp/Hạng III

+ Thiết kế, thẩm tra TK/Hạ tầng kỹ thuật/Hạng III

+ Lập Quy hoạch xây dựng/Hạng III

+ Khảo sát/Địa chất,Địa hình/Hạng III

+ Giám sát/Dân dụng/Hạng III

+ Thi công/Dân dụng/Hạng III

+ Thiết kế,thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn ( thủy lợi), giao thông ( đường bộ), Hạng III.

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp: Hạng II.

+ Giám sát thi công xây dựng công trình công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp và phát triển nông thôn ( thủy lợi), Hạng III.

+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế điện công trình đường dây và trạm biến áp: Hạng III.

+ Thi công xây dựng công trình công nghiệp, giao thông (đường bộ), hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp và phát triển nông thôn ( thủy lợi), Hạng III.

+ Giám sát thi công xây dựng công trình giao thông ( cầu, đường bộ) Hạng III.

IV. Tổ chức của công ty:

- Người đại diện pháp luật là Giám đốc.


Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Quy hoạch Xây dựng Phú Cường

Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Quy hoạch Xây dựng Phú Cường

Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Quy hoạch Xây dựng Phú Cường

Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Quy hoạch Xây dựng Phú Cường

Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Quy hoạch Xây dựng Phú Cường

  STT   Tên dự án tiêu biểu đã thực hiện Địa điểm xây dựng/Loại và cấp công trình Chủ đầu tư
1 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Nguyễn Thanh Thiện
- Phường Phú Trinh, Tp. Phan Thiết.
- Công trình dân dụng cấp III.
Ông Nguyễn Thanh Thiện
2 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Lê Ngọc Thanh
- Phường Xuân An, Tp. Phan Thiết.
- Công trình dân dụng cấp III.
ông Lê Ngọc Thanh
3 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Đỗ Văn Công
- Phường Bình Nhâm, Tp.Thuận An.
- Công trình dân dụng cấp III.
ông Đỗ Văn Công
4 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Nguyễn văn Hồng
- KDC Hùng Vương, Tp.Phan Thiết.
- Công trình dân dụng cấp III.
ông Nguyễn văn Hồng
5 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Nguyễn Danh Trứ
- Xóm 2, xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong.
- Công trình dân dụng cấp III.
ông Nguyễn Danh Trứ
6 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Dương Tấn Hải
- Xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong.
- Công trình dân dụng cấp III.
ông Dương Tấn Hải
7 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình bà Phạm Ngọc Tuyền
- Phường Tân An, TX.La Gi. - Công trình dân dụng cấp III. bà Phạm Ngọc Tuyền
8 Khảo sát địa chất, thiết kế bản vẽ
thi công và nội thất Nhà ở
gia đình bà Bùi Thị Hồng Vân
- Phường Xuân An, TP. Phan Thiết.
- Công trình dân dụng cấp III.
bà Bùi Thị Hồng Vân
9 Thiết kế Chùa Diên Thọ - Xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong.
 - Công trình dân dụng cấp III.
Chùa Diên Thọ
10 Khảo sát địa hình, địa chất,thiết kế
dự án KDL Nghỉ dưỡng An Thuận
- Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong.
- Công trình dân dụng cấp III.
Công ty TNHH Xây dựng An Thuận
11 Khảo sát địa hình, thiết kế dự án
Nhà máy bê tông Bình Thuận
- Thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình.
- Công trình công nghiệp cấp II.
Công ty CP Bê tông Bình Thuận
12 Thiết kế công trình Quỹ tín dụng
nhân dân Phước Thể
- Xã Phước Thể, huyện Tuy Phong.
- Công trình dân dụng cấp III.
Quỹ tín dụng nhân dân Phước Thể
13 Thiết kế công trình Cải tạo trạm khách
T18 bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận
- Đường Cường Để, TP.Phan Thiết.
- Công trình dân dụng cấp III.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận
14 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
 gia đình bà Đỗ Thị Mai Quyên
- Phường Bình Hưng, TP.Phan Thiết.
- Công trình dân dụng cấp III.
bà Đỗ Thị Mai Quyên
15 Thẩm tra thiết kế Dự án Cụm
công nghiệp Nam Hà, Hạng mục:
Hệ thống xử lý nước thải
- Xã Đông Hà, huyện Đức Linh.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III.
Công ty TNHH Nam Hà - Đức Linh
16 Thiết kế Dự án: Hạ tầng kỹ thuật
khu công nghiệp Phan Thiết
giai đoạn II (mở rộng), thành phố
Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
(bổ sung hạng mục Hệ thống
xử lý nước thải và Khu trung tâm
 quản lý và trưng bày sản phẩm)
- Xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết và xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III.
Công ty TNHH thép Trung Nguyên
17 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Nguyễn Đức Trí
- Phường Phú Trinh, TP.Phan Thiết.
- Công trình dân dụng cấp III.
ông Nguyễn Đức Trí
18 Tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu
khả thi điều chỉnh, bổ sung và
thiết kế bản vẽ thi công các
hạng mục điều chỉnh, bổ sung
Dự án chế biến thủy hải sản
Trans Pacific
- Lô 6/6, KCN Phan Thiết giai đoạn 2, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc.
- Công trình công nghiệp cấp III.
Công ty TNHH Chế biến thủy sản TRANS PACIFIC
19 Tư vấn lập Báo cáo kinh tế
kỹ thuật đầu tư xây dựng
 công trình Nhà máy chế biến hải sản đóng hộp Fresh-Link
- Số 14 đường số 01, KCN Phan Thiết, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc.
- Công trình công nghiệp cấp III.
Công ty TNHH Hải sản FRESH-LINK
20 Thiết kế Nhà máy sản xuất,
gia công bao bì Thăng Long
- KCN Phan Thiết giai đoạn 1, TP.Phan Thiết.
- Công trình công nghiệp cấp III.
Công ty TNHH Thương mại sản xuất Bao bì Thăng Long
21 Thiết kế Xưởng chế biến
hải sản Hải Thuận
- Lô 1 Khu QH Chế biến thủy sản phía Nam cảng Phan Thiết, TP.Phan Thiết.
- Công trình công nghiệp cấp III.
Công ty TNHH Hải Thuận
22 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Huỳnh Văn Chín
- Xã Tân Phước, Thị xã La Gi.
- Công trình dân dụng cấp III.
ông Huỳnh Văn Chín
23 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Nguyễn Văn Đức
- Xã Tân Phước, Thị xã La Gi.
- Công trình dân dụng cấp III.
ông Nguyễn Văn Đức
24 Thiết kế bản vẽ thi công Nhà ở
gia đình ông Lê Văn Nam
- Phường Phước Lộc, Thị xã La Gi.
- Công trình dân dụng cấp III.
ông Lê Văn Nam
25 Thẩm tra thiết kế dự án
Cửa hàng xăng dầu Hữu Thưởng
- Xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam.
- Công trình công nghiệp cấp III.
Công ty TNHH Xăng dầu Hữu Thưởng
26 Thẩm tra thiết kế dự án
Cửa hàng xăng dầu Châu Ngân
- Xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam.
- Công trình công nghiệp cấp III.
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Châu Ngân
27 Thẩm tra thiết kế dự án
Cửa hàng xăng dầu Thành Thiện
- Xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Nam.
- Công trình công nghiệp cấp III.
Công ty TNHH Thiệu Thành Thiện
28 Thiết kế dự án Cửa hàng
xăng dầu 670
- Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc.
- Công trình công nghiệp cấp III.
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ 314
29 Thiết kế công trình:
Thiền viện trúc lâm Chánh Thiện,
Hạng mục: Bệ đặt tượng phật
- Thôn An Bình, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân.
- Công trình dân dụng cấp III.
Thiền viện trúc lâm Chánh Thiện
30 Khảo sát địa chất,
thiết kế công trình:
Thiền viện trúc lâm Chánh Thiện,
 Hạng mục: Bệ đặt tháp 7 tầng,
Giảng đường ngoại viện
- Thôn An Bình, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân.
- Công trình dân dụng cấp III.
Thiền viện trúc lâm Chánh Thiện
31 Khảo sát địa hình,
thiết kế công trình:
Tổ đình Quảng Ân Tự,
Hạng mục: Cổng tam quan
- Xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân.
- Công trình dân dụng cấp III.
Tổ đình Quảng Ân Tự
32 Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế
bản vẽ thi công – dự troán
công trình: Sửa chữa Cửa hàng xăng dầu Số 1 - Lagi
- Thị xã La Gi.
- Công trình công nghiệp cấp III.
Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Bình Thuận


Author Name

{picture#https://lh3.googleusercontent.com/pw/AM-JKLU6e_hvBI5bu4XSZU83RFLbbOqtPFk_JrobpKPCl2m93Unxt-2jS7dQljAIX1Bcrd-R4-i40Oi7YzdysfYRXTM-UB6sgchifW6jD9IMxP4uZQSLvrytQ3xtSuq9Ic3e0_rGr7UfmzQI88WGsXtcd3h-=s300-no?authuser=0} Hoạt động chính trong lĩnh vực: tư vấn thiết kế – thẩm tra thiết kế – thi công – giám sát xây dựng dự án, bao gồm: nhà ở riêng lẻ, tín ngưỡng tôn giáo, khách sạn, nhà hàng, showroom, nhà máy, xí nghiệp, nhà văn phòng… {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.